Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) diễn ra từ ngày 11/09 đến ngày 13/09/2018 tại Hà Nội với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4” là một Diễn đàn mở về Khởi nghiệp sáng tạo trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong bối cảnh phát triển thế giới hiện nay.
Diễn đàn tập trung thảo luận những ý tưởng, sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các nước ASEAN và các đối tác toàn cầu để đưa khu vực Đông Nam Á thực sự trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chủ động kiến tạo, làm chủ và khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 góp phần xây dựng nền kinh tế, xã hội các quốc gia ASEAN ngày càng trở nên thông minh, hiệu quả hơn.
Ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng bộ KH & CN - Phát biểu tại diễn đàn
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ KH&CN Việt Nam Chu Ngọc Anh: “Việt Nam luôn mong muốn được hợp tác và đồng hành cùng với WEF và các nước ASEAN, sẵn sàng kết nối các doanh nghiệp, các nguồn lực về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nước với mạng lưới hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong toàn ASEAN và trên toàn thế giới”.
Với những thành công của Diễn đàn, trong tương lai, những ý tưởng, sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các nước ASEAN và các đối tác toàn cầu để đưa khu vực Đông Nam Á thực sự trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chủ động kiến tạo, làm chủ và khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dần trở thành hiện thực. Kéo theo đó là sự phát triển bùng nổ của việc bảo hộ những sản phẩm trí tuệ, những công trình sáng tạo phát triển trong khu vực.
Mọi hoạt động hướng tới sự phát triển đều gắn với sự sáng tạo và việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ đã khuyến khích và nâng cao sự sáng tạo của mỗi cá nhân, tổ chức, tập thể để từ đó nâng cao phát triển xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển khoa học kỹ thuật.
Trong thời buổi công nghệ số, với sự bùng nổ của Cách mạng Công nghiệp 4.0, kéo theo nhu cầu lớn về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cũng như những đơn vị đại diện Sở hữu trí tuệ đang đứng trước một thời cơ vô cùng lớn để phát triển, mở rộng thị trường và nâng cao phát triển xã hội. Bên cạnh đó cũng có không ít nguy cơ và thách thức khi chúng ta chưa có những cơ chế hợp lý hay chiến lược kinh doanh không hiệu quả, từ đó sẽ dẫn tới sự tụt hậu, chủ quan, duy ý chí trong một xã hội đang phát triển và thay đổi từng ngày. Luôn luôn thích ứng và thay đổi trước môi trường kinh tế - xã hội hiện đại sẽ giúp cho Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cũng như những đơn vị đại diện Sở hữu trí tuệ sẽ bắt được thời cơ phát triển và đưa đất nước và xã hội tiến lên phía trước.
Vũ Việt Hoàng tổng hợp
(nguồn ảnh: Internet)