Đất nước Haiti là một quốc gia nhỏ bé ở Caribê. Đây là một quốc gia nghèo khó và có lịch sử - chính trị phức tạp.
Năm 1991, trong bối cảnh Haiti đang nằm dưới chế độ của Tổng thống độc tài Jean-Bertrand Aristide, tướng Raoul Cédras là Tổng tư lệnh, Tổng chỉ huy quân đội Haiti, đã dẫn quân làm đảo chính lật đổ Aristide và thiết lập một chính quyền quân sự. Dưới sự can thiệp ngoại giao của Mỹ, Aristide thoát án tử hình và sống lưu vong. Tới năm 1994, Mỹ lấy danh nghĩa bảo vệ "dân chủ, tự do, nhân quyền" đã tiến hành xâm lược Haiti, đưa cựu Tổng thống từng bị phế truất Jean-Bertrand Aristide trở lại nắm quyền.
Từ đó, ngành du lịch, nông nghiệp và các tài nguyên chủ chốt như điện và nước ở Haiti đều do các tập đoàn người Mỹ nắm giữ, đến nay Haiti là nước nghèo nhất và có mức sống thấp nhất châu Mỹ, đối diện thường trực với nạn đói, thất nghiệp, tham nhũng và kém minh bạch (nhất là các hồ sơ lao động). Tăng trưởng kinh tế cao nhất mà Haiti đạt được từ ngày có sự can thiệp của người Mỹ là 1,8% năm 2006. Nhiều năm tăng trưởng âm.
Đỉnh điểm của sự khổ cực mà nhân dân Haiti đã phải gánh chịu là vào năm 2010. Sau trận động đất lịch sử cướp đi mạng sống của hơn 300.000 người dân Haiti... Thêm vào đó là bệnh dịch tả khủng khiếp, lây lan cực nhanh, cướp đi mạng sống của hơn 5.000 người dân Haiti. Các Tập đoàn tư bản lớn của phương Tây, sau khi đã thu vô số lợi nhuận, lần lượt rút vốn khỏi Haiti, bỏ lại Haiti trong một tương lai đen tối.
Điều kỳ lạ đã sảy ra chỉ đúng 3 ngày sau khi động đất xảy ra: Tập đoàn Viễn thông Quân đội - VIETTEL của Việt Nam đã ký hợp đồng mua lại 60% vốn từ Công ty viễn thông Teleco để thành lập liên doanh Natcom. Hãng tin Telecom TV One (Anh) đã bình luận rằng: “VIETTEL bắt đầu đi trên con đường mà những nhà Tư bản sợ phải đi!”
Đúng như họ nói, Haiti lúc này ngoài nền kinh tế vốn quá "yếu kém", cơ sở hạ tầng lớn bị phá hủy tới 90% do động đất, chưa kể tới bệnh dịch tả có thể cướp đi mạng sống của các kỹ sư người Việt bất cứ lúc nào... Tuy cách quê hương tới 36h bay, nhưng những người kỹ sư của tập đoàn VIETTEL, mang trong mình hào khí người chiến sỹ thông tin năm xưa và tinh thần quốc tế cao cả, bất chấp mọi hiểm nguy, khó khăn và gian khổ, viết tiếp một trang sử hào hùng trong truyền thống "Bộ đội thông tin - liên lạc" nói riêng và tinh thần người chiến sỹ quốc tế nói chung, góp phần mồ hôi và cả "máu" để mang tới nước bạn ánh sáng "Văn minh" theo kiểu Việt Nam. Trên thực tế VIETTEL rất khó thu hồi đủ vốn, nhưng theo Tập đoàn VIETTEL, có nhiều thứ còn giá trị hơn tiền ở đây.
Tới Ngày 7/9/2011, Natcom đã chính thức khai trương mạng viễn thông, với cơ sở hạ tầng về mạng di động đứng số 1 Haiti. Số trạm thu phát sóng của Natcom là gần 1.000, nhiều hơn 30% so với mạng di động lớn nhất của Haiti trước đó (Digicel) triển khai trong 6 năm. Bên cạnh đó, 3.000km cáp quang được xây dựng mới, phủ đến cấp huyện và gấp 20 lần số cáp quang mà Haiti có trước tháng 9/2011.
Vào thời điểm khai trương, Natcom là công ty "duy nhất" tại Haiti cung cấp đầy đủ dịch vụ viễn thông, và cũng là công ty "duy nhất" cung cấp công nghệ 3G. Đây cũng là nhà mạng sở hữu cổng kết nối Internet quốc tế "duy nhất" của Haiti qua tuyến cáp quang biển 10Gbps tới Bahamas kết nối đi Mỹ. Với kênh phân phối phủ xuống tận thôn, xã, Natcom đã nhanh chóng có 250.000 thuê bao di động sau 1 tháng cung cấp thử nghiệm trước ngày khai trương (7/9/2011). Sự xuất hiện của Natcom đã trực tiếp thúc đẩy giảm mặt bằng giá tới 20% so với trước đây.
Những kết quả về đầu tư sau hơn một năm của những người Việt Nam tại quốc gia vừa trải qua thảm họa động đất, làm kinh ngạc bất kỳ một nhà chuyên môn nào trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin của thế giới. Bởi Thông tin - liên lạc được ví như "mạch máu", mạch máu thông tin của Haiti phải phát triển thì nhịp đập "hội nhập kinh tế" của Haiti mới có cơ hội phát triển theo. Điều này giống như phần kết có hậu đầu tiên của một câu chuyện cổ tích thời hiện đại mà trước đó ngay cả những người lãng mạn nhất cũng khó tin.
Đôi khi, giá trị của một thương hiệu không nằm ở lợi nhuận, mà nằm ở các giá trị xã hội thương hiệu đó đã góp phần để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Vũ Việt Hoàng