Khái niệm chuyển giá được mô tả chung là việc các bên có mối quan hệ liên kết với nhau (thường là quan hệ công ty mẹ - công ty con hoặc các công ty con trong cùng một tập đoàn) thực hiện giao dịch với “giá liên kết” dựa trên quan hệ về lợi ích giữa các bên thay vì mức giá được hình thành bởi quy luật thị trường. Không ngạc nhiên khi các doanh nghiệp xuyên quốc gia từ lâu đã sử dụng chuyển giá như một cách thức để giảm nghĩa vụ tài chính phải nộp trên toàn cầu. Các doanh nghiệp này không trung thành với bất kỳ quốc gia nào mà chỉ nhắm đến mục tiêu duy nhất là lợi nhuận, tất yếu, “giá liên kết” sẽ được họ tính toánđể doanh thu chảy từ quốc gia nơi có thuế suất cao về quốc gia nơi có thuế suất thấp hoặc chính sách thuế thông thoáng hơn từ đó tối đa hóa lợi nhuận chung. Việc làm này tuy phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp nhưng lại gây thiệt hại nguồn thu ngân sách của các quốc gia.

Việt Nam đã trải qua thời điểm mời gọi vốn FDI một cách ồ ạt với các chính sách miễn giảm thuế sâu và quản lý giá giao dịch liên kết bị xem nhẹ. Thay vào đó,chính sách mới của Việt Nam là không thu hút đầu tư bằng mọi giá và sẽ bảo đảm nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp FDI.[I1] Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết nhằm mục tiêu chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI.Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản ở cấp Nghị định quy định về chống chuyển giá, cũng cần khẳng định rằng Nghị định đã quy định khung quản lý khá chặt chẽ các hoạt động chuyển giá.

Nghị định đã quy định rõ ít nhất 11 trường hợp các bên bị coi là có quan hệ liên kết, 3 phương pháp so sánh xác định giá liên kết,các nhóm giao dịch liên kết bị giám sát về giá ngoài các giao dịch mua bán cơ bản còn bao gồm cả các hoạt động tài chính, hoạt động chuyển nhượng tài sản sở hữu trí tuệ v.v.  yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai, báo cáo.[I2] 

Tuy nhiên, theo đánh giá của CONCETTI[I3] thì việc áp giá đối với giao dịch liên kết để đánh thuế thu nhập vẫn chưa có căn cứ pháp lý chính thức được quy định ở các Luật về thuế, Luật về giá; Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định việc quản lý thuế giao dịch liên kết nhưng lại chưa có Nghị định quy định chế tài xử phạt tương ứng; cơ quan thuế hiện chưa kiện toàn được bộ máy; chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về giá để làm cơ sở so sánh giá giao dịch liên kết. Như vậy, Nghị định 20/2017/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 01/05/2017 nhưng vẫn chưa thể có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI và hiệu quả của Nghị định này trong việc chống chuyển giá tại Việt Nam vẫn cần thời gian để trả lời.

Lê Thắng


 [I1]Bình luận chính sách

 [I2]Bình luận quy định

 [I3]Nêu tên CONCETTI trong đánh giá